Truy cập nội dung luôn

UBND Xã Đức Hiệp

Huyện Mộ Đức

Tỉnh Quảng Ngãi

Kế hoạch chuyển đổi số xã Đức Hiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

26/03/2024 10:22    13

Ngày 25/12/2023 Đảng ủy xã Đức Hiệp đã ban hành Kế hoạch số 52-KH/ĐU về Chuyển đổi số xã Đức Hiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Kế hoạch nhằm đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số và chuyển đổi số theo Chương trình hành động số 40-CTr/HU ngày 09/11/2023 của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Ngãi chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

KẾ HOẠCH

Về chuyển đổi số xã Đức Hiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 

  1. Căn cứ xây dựng Kế hoạch

Chị thị số 19-CT/TU ngày 18/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Chương trình số 40-CTr/HU ngày 09/11/2023 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mộ Đức về thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XX về chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

  1. Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu
  1. Quan điểm chỉ đạo

- Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền phải nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác chuyển đổi số trên địa bàn, lĩnh vực, ngành quản lý; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn dân là yếu tố quan trọng bảo đảm sự thành công trong chuyển đổi số.

- Tập trung phát triển hạ tầng số, dữ liệu số là đột phá để tạo nền tảng vững chắc cho chuyển đổi số; triển khai các nền tảng số, xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu mở của tỉnh; kết nối, chia sẻ dữ liệu đồng bộ, hiệu quả, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xã thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số; đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử hưởng đến chính quyền số để làm động lực dẫn dắt phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm của quá trình chuyển đổi số, hướng tới phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; lĩnh vực nào người dân, doanh nghiệp cần thì tập trung chuyển đổi số trước; đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới, ứng dụng dữ liệu số trong quản lý, điều hành; ứng dụng toàn diện công nghệ số trong mọi lĩnh vực của đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số.

  1.  Mục tiêu tổng quát

Thực hiện chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả, thực chất, bền vững trên tất cả các lĩnh vực. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xã thông qua ứng dụng dữ liệu số. Thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao năng lực, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Phát triển kinh tế số, xã hội số gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, góp phần xây dựng xã Đức Hiệp đến năm 2030, chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn xã.

  1. Mục tiêu cơ bản đến năm 2025
  2. 1. Về chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

- Các cơ sở dữ liệu dùng chung, nền tảng số được kết nối, chia sẻ trên toàn huyện, tỉnh và kết nối với bộ, ngành Trung ương; từng bước kết nối, chia sẽ dữ liệu dùng chung giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; các cơ quan, đơn vị, địa phương ứng dụng dữ liệu số trong quản lý, điều hành; cung cấp dữ liệu mở để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, triển khai trên nhiều phương thức truy cập khác nhau.

- Trên 70% hồ sơ công việc tại xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 100% chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu trên Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Quảng Ngãi, Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

- Tối thiểu 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

3.2. Phát triển kinh tế số

- Tỷ lệ hoạt động kinh tế có sử dụng công nghệ số, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ cao để tăng năng suất, đổi mới hình thức sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đạt tối thiểu 10%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh sử dụng nền tảng số để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nộp thuế đạt trên 30%.

 3.3. Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình và đạt 100% thôn

- Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.

- Trên 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh, có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác.

- Trên 60% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số, kỹ năng an toàn thông tin cơ bản.

- Trên 50% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân.

4. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030

4.1. Về chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

- 90% hồ sơ công việc tại xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí một nhà nước).

- Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong xã ứng dụng dữ liệu số trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.

- Trên 70% hoạt động kiểm tra của Uỷ ban nhân dân xã được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

4.2. Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Tỷ lệ hoạt động kinh tế có sử dụng công nghệ số, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ cao để tăng năng suất, đổi mới hình thức sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đạt tối thiểu 30%.

- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh sử dụng nền tảng số để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nộp thuế đạt trên 50%.

4.3, Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang và dịch vụ mạng di động 5G.

- Trên 95% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh, có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác.

 - Trên 70% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân.

- Trên 80% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số và kỹ năng an toàn thông tin cơ bản.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Chuyển đổi nhận thức

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số để tạo sự thống nhất, quyết tâm chính trị cao trong triển khai thực hiện. Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phải tiên phong, đi đầu trong việc chuyển đổi số để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác chuyển đổi số trong cơ quan, đơn vị, tổ chức, lĩnh vực, địa bản phụ trách; lấy kết quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết là một trong những tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu.

- Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, giám sát, vận động Nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Phát huy vai trò tiên phong của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong chuyển đổi số, là lực lượng xung kích, đi đầu, gương mẫu trong thực hiện chuyển đổi số và đưa chuyển đổi số đi vào đời sống.

Cơ quan chỉ đạo: Ban Thường vụ Đảng ủy

Cơ quan chủ trì tham mưu: Ban Tuyên giáo Đảng ủy

Cơ quan tổ chức thực hiện: Các Chi ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị -xã hội

Thời gian thực hiện:Thường xuyên

2. Cụ thể hóa và thực hiện đảm bảo các chính sách, nguồn lực cho chuyển đổi số

- Tổ chức thực hiện tốt và đúng các chính sách pháp luật để thúc đẩy chuyển đổi số theo hướng toàn diện, hiệu quả; có chính sách hỗ trợ đặc thù nhằm nâng cao năng lực cho Tổ Công nghệ số cộng đồng và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ chuyển đổi số, an toàn thông tin, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; chính sách hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, thu hút đầu tư phát triển công nghệ số trên địa bàn xã.

- Tập trung rà soát các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ của các cơ quan trong hệ thống chính trị theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số, dữ liệu số trong công tác quản lý, điều hành

Ưu tiên, bảo đảm nguồn lực kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, đề án, dự án, kế hoạch về chuyển đổi số. Tăng cường bố trí dự toán kinh phí chỉ thường xuyên từ ngân sách xã để thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số, bảo đảm tỷ lệ chỉ cho chuyển đổi số hằng năm đạt tối thiểu là 0,5% tổng chi thường xuyên ngân sách xã. Đồng thời, huy động tối đa các nguồn lực từ xã hội, doanh nghiệp và Nhân dân trong quá trình chuyển đổi số.

Cơ quan chỉ đạo: Hội đồng nhân dân xã

Cơ quan chủ trì tham mưu, thực hiện: Uỷ ban nhân dân xã

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

3. Phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số

- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn xã, tiếp tục phát triển hạ tầng mạng di động 4G/5G, kết nối mô hình mạng Truyền số liệu chuyên dùng đến cấp xã đồng bộ, bảo đảm an toàn thông tin; chuyển đổi hệ thống mạng sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6); triển khai kết nối, mở rộng hệ thống truyền hình trực tuyến đến xã phát triển hạ tầng mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại, đồng bộ và thống nhất trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.

- Triển khai các cơ sở dữ liệu, nền tảng số dùng chung của tỉnh đồng bộ đến xã; kết nối, chia sẽ dữ liệu hiệu quả, thông suốt giữa các cơ quan và tích hợp với các hệ thống thông tin, nền tảng số của bộ, ngành Trung ương.

 - Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả việc kết nối với các nền tảng số quốc gia như: Nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu, định danh và xác thực điện tử, Nền tảng hỗ trợ điều tra số,...., phát triển cơ sở dữ liệu mở và thực hiện mở dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng mạnh mẽ dữ liệu số trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cơ quan chỉ đạo: Ban Thường vụ Đảng ủy

Cơ quan chủ trì tham mưu, thực hiện: Uỷ ban nhân dân xã

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

4. Chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan Đảng. Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, ứng dụng đồng bộ, thống nhất các hệ thống thông tin, nền tảng số, dữ liệu số trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; quản lý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; công tác báo cáo, thống kê; số hóa, lưu trữ và khai thác hồ sơ điện tử,.... thực hiện triệt để việc gửi, nhận và xử lý văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị. Tiếp cận và ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (BigData),... trong công tác quản lý, điều hành.

- Đảm bảo việc kết nối, chia sẽ dữ liệu trong nội bộ các cơ quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp. Phân tích, xử lý dữ liệu về phát triển kinh tế, xã hội từ các nguồn khác nhau, từ đó tạo ra thông tin mới, dịch vụ dữ liệu mới phục vụ phát triển chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số; xây dựng, tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng. góp phần công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số.

- Chuẩn hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức toàn trình trên thiết bị di động thông minh để phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước; triển khai Kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính phục vụ số hóa và tái sử dụng dữ liệu số hóa trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; ứng dụng các nền tảng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ công chức, viên chức và phục vụ người dân, doanh nghiệp; triển khai các kênh để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tương tác với chính quyền.

- Đẩy mạnh triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên toàn địa bàn xã một cách đồng bộ, hiệu quả.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác công nghệ thông tin, chuyển đổi số hiện có; cử đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu để trở thành thành viên nòng cốt tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp về chuyển đổi số. Phát huy vai trò xung kích của Tổ Công nghệ số cộng đồng để lan tỏa phong trào chuyển đổi số sâu rộng đến mọi tầng lớp Nhân dân.

Cơ quan chỉ đạo: Ban Thường vụ Đảng ủy

Cơ quan chủ trì tham mưu, thực hiện: Uỷ ban nhân dân xã; các cơ quan tham mưu giúp việ Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức CT-XH xã

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

5. Phát triển kinh tế số

- Thúc đẩy phát triển kinh tế số với trọng tâm là phát triển doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo ở các lĩnh vực thương mại điện tử, sản xuất thông minh. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số khởi nghiệp; tăng cường hỗ trợ và đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa để nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào mô hình “kinh tế chia sẻ", cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, các sàn thương mại điện từ. Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại điện tử đa dạng, kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp để tạo thêm các chuỗi liên kết mới và kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm thế mạnh của xã góp phần tạo ra giá trị mới cho nông sản.

Cơ quan chỉ đạo: Ban Thường vụ Đảng ủy

Cơ quan chủ trì tham mưu, thực hiện: Uỷ ban nhân dân xã

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

6. Phát triển xã hội số

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và hỗ trợ người dân khai thác, sử dụng các dịch vụ số để tương tác với chính quyền, thực hiện dịch vụ công trực tuyến, tham gia các hoạt động thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao kỹ năng tương tác trên môi trường số an toàn.

- Tham gia, phổ biến các khóa học trực tuyến mở để Nhân dân có thể dễ dàng tiếp cận; hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, an toàn thông tin cho người dân và doanh nghiệp; hỗ trợ người dẫn sử dụng chữ ký số cá nhân.

- Quan tâm phát triển hạ tầng số, điều kiện tiếp cận dịch vụ số cho người dân; triển khai kênh giao tiếp để người dân, doanh nghiệp có thể tương tác với chính quyền được thuận lợi, mọi lúc, mọi nơi; phát huy vai trò của Tổ Công nghệ số cộng đồng ở địa phương trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, các nền tảng số phổ biến, thanh toán không dùng tiền mặt, tương tác trên các sản thương mại điện tử để từng bước hình thành văn hóa số.

Cơ quan chỉ đạo: Ban Thường vụ Đảng ủy

Cơ quan chủ trì tham mưu, thực hiện: Uỷ ban nhân dân xã

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

7. Bảo đảm an toàn thông tin mạng

- Chuyển đổi căn bản về nhận thức và cách làm trong an toàn thông tin mạng: từ mô hình bảo vệ phân tán sang mô hình bảo vệ tập trung, từ bị động ứng cứu sự cố sang chủ động dự báo sớm, cảnh báo sớm, phòng ngừa và ứng phó hiệu quả; từ đơn độc bảo vệ, giấu kín thông tin bị tấn công mạng sang chủ động hợp tác, chia sẽ thông tin nhằm chủ động phòng ngừa và hỗ trợ xử lý sự cố; phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh ngăn chặn các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng; thực hiện nghiêm túc các quy trình an toàn khi phát triển phần mềm nội bộ.

- Cập nhật và tham gia Hệ thống phòng, chống mã độc tập trung của tỉnh dễ bảo đảm tất cả máy tính tham gia vào các nền tảng số dùng chung của xã đều được cải đặt phần mềm phòng, chống mã độc và thực hiện kết nối, chia sẽ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia; tất cả hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị phải được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin và thực hiện phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ.

- Tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao năng lực ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; hợp tác với các cơ quan, tổ chức để hình thành mạng lưới bảo đảm an toàn thông tin rộng khắp, góp phần phòng, chống hiệu quả các hoạt động thâm nhập, phá hoại các hệ thống thông tin, nền tảng số; tăng cường tham gia diễn tập thực chiến đối với các hệ thống thông tin, nền tảng số.

Cơ quan chỉ đạo: Ban Thường vụ Đảng ủy

Cơ quan chủ trì tham mưu, thực hiện: Uỷ ban nhân dân xã.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

8. Một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số

Ưu tiên thực hiện chuyển đổi số đối với một số lĩnh vực trực tiếp phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, lĩnh vực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:

8.1. Lĩnh vực nông nghiệp: Ứng dụng công nghệ, dữ liệu số trong sản xuất nông nghiệp thông minh, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Tăng cường hoạt động kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử. Ứng dụng giải pháp công nghệ số trong quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thủy sản; truy xuất nguồn gốc, dự báo thị trường, quản lý quy hoạch; quản lý bảo vệ rừng; phòng, chống thiên tai; phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống cháy rừng;

8.2. Lĩnh vực giáo dục: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành, giảng dạy, tuyển sinh dựa trên công nghệ số, dữ liệu số; số hóa tài liệu, giáo trình; triển khai đồng bộ các nền tảng số dùng chung của toàn ngành giáo dục.

8.3. Lĩnh vực y tế: Ứng dụng công nghệ số trong hỗ trợ khám, chữa bệnh, tư vấn chăm sóc sức khỏe trong và sau điều trị tại Trạm Y tế xã; triển khai nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa. Ứng dụng công nghệ số toàn diện tại Trạm Y tế xã để khám, chữa bệnh, tiến đến mỗi người dân đều có hồ sơ sức khỏe điện tử.

8.4. Lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản; sớm triển khai đồng bộ nền tảng cơ sở dữ liệu đất đai, hình thành bản đồ số có tính mở, bảo đảm mọi người dân, doanh nghiệp được tiếp cận thông tin về quy hoạch, sử dụng đất, làm nền tảng phát triển các dịch vụ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của xã.

8.5. Lĩnh vực du lịch: Số hóa dữ liệu các khu di tích lịch sử, văn hóa, du lịch bằng công nghệ 3D, 4D, tích hợp thuyết minh tự động để quản lý, giới thiệu trên nền tảng số, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh huyện Mộ Đức và xã Đức Hiệp bằng nhiều hình thức khác nhau để thu hút khách du lịch

8.6. Lĩnh vực giao thông vận tải: Thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển, khai thác hệ thống kho, bến, bãi phục vụ vận tải. Ứng dụng công nghệ số trong quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, đăng ký và quản lý phương tiện, cấp phép

8.7. Lĩnh vực an ninh, an toàn xã hội: Đảm bảo vai trò, trách nhiệm của toàn dân trong hợp tác, chấp hành mọi quy định trong di chuyển, lao động, cư trú an toàn; được cung cấp, tương tác thông tin bảo vệ an toàn trong cuộc sống với lực lượng chức năng.

Cơ quan chỉ đạo: Ban Thường vụ Đảng ủy

Cơ quan chủ trì tham mưu, thực hiện: Uỷ ban nhân dân xã.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Thường vụ Đảng ủy xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết đến cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên trong toàn Đảng bộ.

 Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức quán triệt Nghị quyết đến các thành viên, hội viên, đoàn viên và Nhân dân. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết phù hợp với tình hình, điều kiện của từng ban ngành, cơ quan, đơn vị.

Người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị quán triệt sâu sắc tầm quan trọng, lợi ích và cơ hội do chuyển đổi số mang lại, thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện để kịp thời đôn đốc, giải quyết những khó khăn, vướng mắc và chịu trách nhiệm với kết quả thực hiện chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, địa bàn mình phụ trách.

2. Hội đồng nhân dân xã rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn xã; chỉ đạo giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

3. UBND xã chỉ đạo xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, dự án thực hiện Nghị quyết này có hiệu quả; ưu tiên bố trí ngânsách thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết; thường xuyên kiểm tra, dân đốc triển khai thực hiện; định kỳ 06 tháng, năm báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy về kết quả triển khai thực hiện.

4. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội xã, Ban Chấp hành đoàn Thanh niên xã tăng cường tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện

5. Ban Tuyên giáo Đảng ủy hướng dẫn tổ chức quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết trong toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân.

6. Các cơ quan tham mưu, giúp việc Đảng ủy theo chức năng, nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện; báo cáo, để xuất Ban Thường vụ Đảng ủy những vấn đề cần lãnh đạo, chỉ đạo. Nghị quyết này phổ biến đến các chi bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn xã Đức Hiệp.

7. Văn phòng – Tổ chức, Ban Tuyên giáo và Ủy ban kiểm tra Đảng ủy giúp Ban Thường vụ Đảng ủy theo dõi, kiểm tra và báo cáo kết quả việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này./.

VÕ THÀNH NHẤT

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Xã Đức Hiệp | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đoàn Ngọc Hùng - Chủ tịch UBND xã Đức Hiệp

Điện thoại: 0255.3939290 ; Email: duchiep-moduc@quangngai.gov.vn

Địa chỉ: Thôn Phước Sơn, xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi